Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

DANG KY TU XA BANG TIN NHAN


Xếp hàng từ xa bằng SMS và Yahoo Messenger


Hiện nay nói đến hệ thống xếp hàng điện tử chắc không còn ai xa lạ gì với nó nữa. Đó là một hệ thống giúp khách hàng giao dịch một cách trật tự và văn minh hơn, hoạt động theo nguyên tắc: Ai đến trước sẽ được phục vụ trước, tự động hướng dẫn khách hàng đến đúng nơi giao dịch.


Hệ thống này đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại các trung tâm giao dịch như: ngân hàng, bệnh viện, cơ quan hành chính công... vài năm trở lại đây. Trong chúng ta hẳn cũng đã có lần được sử dụng hoặc nghe nói nhiều về hệ thống ấy.

Hiện nay có nhiều đơn vị tham gia sản xuất hệ thống xếp hàng, nhưng hầu hết đều dừng lại ở những tính năng cơ bản giống nhau: Khách hàng đến tận nơi lấy số thứ tự và ngồi chờ hệ thống gọi lên giao dịch.

Chúng ta hãy tưởng tượng tình huống phải đến giao dịch ở một nơi rất đông khách hàng. Bạn phải đến thật sớm để lấy số thứ tự, nhưng đã có nhiều người khác nhanh chân hơn. Lúc này bạn phải ngồi chờ đến lượt của mình. Thời gian chờ đợi có thể là rất lâu trong khi bạn đang có nhiều việc cần làm ở nhà. Không phải chỉ một mình bạn mà có nhiều người cùng hoàn cảnh đó. Vì vậy sự lãng phí thời gian của xã hội là rất lớn.

Giải pháp nào để giải quyết vấn đề nêu trên? Đó là SMS. Chỉ cần ngồi tại nhà nhắn tin đến khu giao dịch để lấy số thứ tự, bạn sẽ nhận được tin nhắn từ hệ thống với đầy đủ thông tin: số thứ tự của bạn và thời gian dự kiến tới lượt. Bạn vẫn ở nhà, tiếp tục làm việc và đến giao dịch theo đúng giờ hẹn. Hệ thống xếp hàng sử dụng một modem GSM hoặc một điện thoại di động để tự động cấp số và trả lời tin nhắn. Bạn chỉ mất chưa đến 300 đồng cho mỗi tin nhắn, đổi lại bạn không tốn thời gian để chờ đợi. Thật hiệu quả và rất tiện lợi!

Tiến thêm một bước nữa, SMS không phải là phương thức duy nhất để lấy số thứ tự từ xa. Vậy giải pháp thứ hai là gì? Đó chính là Yahoo Messenger (YM). Hiện nay internet đã có mặt khắp mọi nơi, nhất là ở các thành phố lớn. Việc thường xuyên online trên YM là rất phổ biến. Hệ thống xếp hàng có một Yahoo ID, có khả năng tự động cấp số và trả lời các tin nhắn được gửi tới thông qua YM. Yahoo ID này sẽ được cung cấp cho khách hàng. Thay vì phải đến tận nơi hoặc nhắn tin SMS, giờ đây bạn có thể dùng YM "chat" với Yahoo ID của hệ thống để lấy số thứ tự. Rất hiện đại!

Không chỉ dừng lại ở việc lấy số thứ tự, hệ thống xếp hàng điện tử hiện đại còn cho phép xem các báo cáo của hệ thống từ xa thông qua YM. Bất kỳ lúc nào và ở đâu, bạn cũng có thể xem các báo cáo bằng cách "chat" với Yahoo ID của hệ thống

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem và cài đặt cấu hình cho hệ thống xếp hàng từ xa thông qua YM. Bạn không cần phải túc trực ở cơ quan để quản lý hệ thống nữa mà vẫn can thiệp được khi có nhu cầu. Bạn đã được giải phóng về mặt khoảng cách. Ở vào thời đại công nghệ tiên tiến như hiện nay, việc xóa bỏ khoảng cách địa lý là rất có ý nghĩa. Đặc biệt ứng dụng này rất hiệu quả và thích hợp cho các trung tâm cần phải quản lý nhiều chi nhánh từ xa.



Hệ thống xếp hàng điện tử ezQ# 801 cho phép lấy số thứ tự từ xa bằng SMS và YM

Những giải pháp kể trên không phải chỉ là ý tưởng mà đã được tích hợp hoàn toàn vào Hệ thống xếp hàng điện tử ezQ#, phiên bản 801, nhãn hiệu do công ty TNHH Điện tử Tin học KHỞI NGUYÊN sản xuất và cung cấp. Đây là hệ thống đầu tiên và hiện đại nhất trong cả nước (và trong cả khu vực ĐNA) có hỗ trợ lấy số thứ tự từ xa bằng SMS và đặc biệt là ứng dụng YM, trình tin nhắn phổ biến nhất Việt nam, để cấp số, xem báo cáo cũng như cài đặt hệ thống từ xa.

Hệ thống này đã được xây dựng hoàn chỉnh từ tháng 03 năm 2006 và đã cung cấp ra thị trường. Nhiều đơn vị đã trang bị hệ thống và thật sự hài lòng với những tính năng, tiện ích mới do hệ thống mang lại.

Lịch sử phát triển hệ thống xếp hàng điện tử ezQ#:

- Tháng 3 năm 2006: Hoàn chỉnh phiên bản đầu tiên, phiên bản 603

- Tháng 4 năm 2007: Bổ sung tính năng lấy số từ xa bằng SMS, phiên bản 704.

- Tháng 1 năm 2008: Bổ sung tính năng lấy số từ xa bằng YM, phiên bản 801.

- Tính năng xem báo cáo và cài đặt cấu hình hệ thống từ xa bằng YM đang được phát triển và sẽ có mặt ở phiên bản tiếp theo trong thời gian sớm nhất.



 dau so tin nhan cho thue, cho thue dau so tin nhan
THEO (24H.COM.VN)
Read More

google talk co them tinh nang goi va chat, nhan tin

Google sẽ có thêm chức năng gọi và nhắn tin


Google đã liên kết với Twilio- một tập đoàn internet nổi tiếng thế giới có trụ sở tại San Francisco, California để cùng hợp tác đưa tính gọi điện và tin nhắn SMS vào Google.


2 ứng dụng chính là Twilio Voice - cho phép người dùng có thể thực hiện và nhận các cuộc gọi từ điện thoại, và Twilio SMS - cho phép bạn gửi và nhận tin nhắn đến mọi thiết bị di động khác sẽ được ra mắt. Ngoài ra còn có thêm các tiện ích khác như gửi danh thiếp qua tin nhắn SMS, nhận cuộc gọi thông báo lịch trình làm việc với PagerDuty, và xây dựng một ứng dụng nhắn tin nhóm.



Nếu như vào thời điểm 5 năm về trước thì việc xây dựng ứng dụng thông tin liên lạc có quy mô lớn trong một tuần gần như là không thể thì ngày nay, với các công cụ hỗ trợ điện toán đám mây đã cho phép các nhà phát triển và các doanh nghiệp để làm điều này trong một vài ngày, xây dựng các doanh nghiệp ở quy mô thế giới thực với nền tảng điện toán đám mây của Google.

Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Twilio trên App Engine đã được đăng tải tại đây.


 Hằng Nguyễn (Theo Theverge/24h.com.vn)


dau so tin nhan cho thue, cho thue dau so tin nhan
Read More

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

NHẮN TIN SIÊU TỐC PHÁ KỶ LỤC GHINESS

Kĩ sư Microsoft phá kỉ lục thế giới về nhắn tin nhanh

Nhắn tin siêu tốc vốn là sở trường của giới trẻ, nhưng kĩ sư của tập đoàn phần mềm Mỹ còn gây ấn tượng hơn khi vừa bịt mắt vừa soạn tin.

Chỉ trong 25,9 giây, kĩ sư Mark Encarnación đã soạn chính xác thông điệp trên điện thoại sử dụng màn hình cảm ứng dù bị bịt mắt: "The razor-toothed piranhas of the genera Serrasalmus and Pygocentrus are the most ferocious freshwater fish in the world. In reality they seldom attack a human" (Cá Piranha răng nhọn thuộc họ Serrasalmus và Pygocentrus là loài cá nước ngọt hung dữ nhất thế giới. Trên thực tế, chúng hiếm khi tấn công con người).

Ngoài ra, cũng tại quán cafe thuộc Microsoft Research ở Redmond, Washington (Mỹ), cậu bé Gaurav Sharma, 15 tuổi, đã lập kỉ lục khi soạn nội dung trên trong 18,44 giây ở điều kiện bình thường. Kỉ lục thế giới trước đó thuộc về Franklin Page vào năm 2010 với thời gian 35,54 giây.



Gaurav Sharma với kỉ lục nhắn tin nhanh nhất thế giới.

dau so tin nhan cho thue, cho thue dau so tin nhan, cho thue dau so
Để đạt được hai thành tích ấn tượng trên, Encarnación và Sharma sử dụng bàn phím dạng Swype kiểu mới và rất dễ sử dụng, gọi là Word Flow, có trong phiên bản hệ điều hành mới nhất Windows Phone 8.1.

Công ty Samsung Mobile ở Mỹ cũng từng mời 10 chuyên gia dù lượn tham gia cuộc thi lập kỉ lục nhắn tin nhanh nhất khi đang bay trên trời. Họ chỉ có 1 phút để soạn tin sau khi nhảy từ máy bay ở độ cao 3,7 km, sau đó sẽ phải bung dù và hạ cánh. Không khí giá lạnh ở Los Angeles đã ảnh hưởng đến thành tích và một số còn không thể bấm nổi một từ nào trong đoạn tin nhắn kể trên. Thành viên Barry Chase nhắn được SMS dài nhất là "The razor-toothed piranha of m".

Theo Số Hóa


Read More

TÁC HẠI CỦA TIN NHẮN KHÔNG DẤU

Chuyện viết tin nhắn, đặc biệt là tin nhắn không dấu, có viết tắt đôi khi đã đặt teen vào những tình huống dở khóc dở cười.

Nhắn tin đối với nhiều teen ngày nay đã trở thành một cách giao tiếp vô cùng quan trọng. Thậm chí nhiều teen còn xếp nó quan trọng hơn cả cách đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên, chính chuyện viết tin nhắn, đặc biệt là tin nhắn không dấu, có viết tắt đôi khi đã đặt teen vào những tình huống dở khóc dở cười.

Đ- một teen boy lớp 12 ở HN, kể: “Giờ nhớ lại vẫn ớn!” Có một hôm, Đ hẹn bạn gái của mình đi xem phim. Đ và bạn gái trước đó đã thống nhất là sẽ hẹn gặp nhau ở Vincom chứ Đ không đến đón nữa vì có chút việc. Đ đến sớm, chờ mãi không thấy bạn gái đến. Đang sốt ruột thì Đ nhận được tin nhắn của bạn gái. Nội dung như sau: “E dang tren duong den. Den qua, vua nua bi mot cai xe di nguoc chieu quet vao, roi lai tac duong nua chu. May ma khong sao, a den noi chua?”

Đọc tin nhắn của bạn gái, Đ cũng không lo lắng gì, cậu gửi lại tin nhắn: “Dang doi em! Den nhanh khong thi lo mat suat chieu phim day!”

Nếu đọc kỹ câu cuối tin nhắn của cô bạn gái rồi đọc sang tin nhắn của Đ, ta sẽ dễ dàng hiểu tin nhắn của Đ có nội dung là “Đang đợi em! Đến nhanh không thì lỡ mất suất chiếu phim đấy!”- hoàn toàn bình thường. Ai ngờ bạn gái của Đ vừa đọc được tin nhắn đã giật nảy mình lên, gọi thẳng cho Đ: “Anh đi mà xem một mình, kệ tôi”


Đ hoang mang không hiểu gì. Suốt mấy ngày Đ gọi mà bạn gái không trả lời. Mãi sau hỏi qua cô bạn thì mới té ngửa ra, hôm đó bạn gái Đ đọc tin nhắn là: “Đáng đời em! Đến nhanh không thì lỡ mất suất chiếu phim đấy!” Vốn tính trẻ con, lại vừa bị đâm xe, tắc đường nên cô bạn gái nổi giận, cho là Đ không quan tâm đến mình.

Chuyện nhắn tin cũng đem lại rất nhiều tình huống bi hài!


Trường hợp của Đ đã là éo le, nhưng cũng không bi hài như trường hợp của H, một nữ sinh trường H.L. H hay sử dụng blog, yahoo chat, di động nên cách viết một số từ đôi khi cũng bị lái theo kiểu của teen, chứ không chuẩn như thường nữa.

Hôm đó, H đang học ở trường thì bị mệt, phải xin về sớm. Sau giờ học, cô bạn thân nhất của H đến nhà chơi với H, hỏi thăm xem tình hình thế nào. H cùng cô bạn cùng nằm trên giường vui vẻ nói chuyện. Cùng lúc đó, bạn trai của H gửi tin nhắn hỏi thăm: “Anh nghe noi em bi met phai ve som? Em sao roi? Co met lam khong? Dang lam j the?”

Đọc tin nhắn của bạn trai, H gửi lại: “Em khoe hon roi! K sao! Dang om ty cua em!”

Chắc chúng ta sau khi đọc qua tin nhắn của H cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng “ty” chính là cách viết rút gọn của “Tình yêu”- một từ rất phổ biến của teen khi gọi những người bạn mình yêu quý, bất kể trai hay gái. Ý của H là cô đang ôm cô bạn của mình. Thế nhưng bạn trai của H vốn dĩ không giỏi “teen ngữ” cho lắm. Chả hiểu nghĩ gì mà cậu bạn đọc thành “Em đang ôm ty của em” (Ty theo đúng nghĩa đen). Phần sau cậu chuyện khôi hài thế nào chắc không nói ai cũng rõ.


G- một teen boy lớp 11, cũng gặp trường hợp tương tự. Chả là G vốn dĩ là một hot boy trong trường, chính xác mà nói thì cậu thuộc một hội hot boy, toàn những anh chàng cao ráo đẹp trai nhất nhì khối chơi với nhau, nên rất được “các em” để ý. Có một cô bé lớp 10 rất cá tính. Cô bé khá bạo dạn, cô nói thằng với G là thích cậu, rồi còn chủ động rủ G đi chơi.

Tính tình cũng hơi nhút nhát nên G không nói gì. Cậu có gửi một tin nhắn cho người bạn, nội dung như sau: “Con be day tinh hay nhi? Bao dan nhu con trai. Nhung tao thay hoi so so the nao y”.

Cậu bạn của G, một người biết khá rõ cô bé kia, chính xác mà nói thì cậu bạn này là bạn trai cũ của cô bé lớp 10. Trước đây, chính cô bé kia đã chủ động với cậu. Cậu bạn này gửi tin nhắn lại: “Uh tinh no bao ma! Ngay truoc chinh no da tung cua tao. Nhung duoc cai no cung vui tinh, tot bung lam”.

Dịch ra là: “Ừ tính nó bạo mà! Ngày trước chính nó đã từng cưa tao. Nhưng được cái nó cũng vui tính, tốt bụng lắm”

Tin nhắn ý là vậy thế mà G đọc thế nào thành: “uh tính nó bạo mà. Ngày trước chính nó ĐÁ TUNG của tao! Nhưng…”

G đọc tin xong shock, gửi lại: “Cai j? no da tung cua may a”.

“Uh chinh no da tung cua tao ma! Gio lai chuyen sang may!” Cậu bạn nhắn lại, cứ nghĩ là G hiểu tin nhắn của mình.
Cả hai cứ tiếp tục những tin nhắn “bệnh tật” cho đến khi cả 2 cùng lăn ra cười khi biết từ nãy đến giờ mỗi thằng một phách.

Tất nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đọc nhầm tin nhắn không dẫn đến hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng trong cả 3 câu chuyện vừa rồi, sau khi phát hiện ra mình đọc sai tin nhắn, tất cả đều chỉ phá lên cười vì những nhầm lẫn của mình.

Cuộc sống của teen cũng như một bức tranh có rất nhiều màu sắc. Và nhắn tin cũng là một tông màu rất quan trọng trong bức tranh ấy. Đôi khi chính những tin nhắn bị hiểu sai lại làm cho cuộc sống của teen thêm vui vẻ, thú vị hơn.

Theo Kênh 14

Read More

CẢNH GIÁC MÃ ĐỘC TIN NHẮN


Cảnh giác mã độc gửi tin nhắn “móc túi” người dùng điện thoại


Mỗi ngày có hơn 260.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí, theo một số thống kê gần đây nhất đã chỉ ra vấn đề.





Theo thống kê mới nhất của Công ty An ninh mạng Bkav cho thấy, hiện nay, 22,7% smartphone ở Việt Nam bị lây nhiễm mã độc, gây tổn thất cho người dùng.

Trong 5 tháng đầu năm nay, phần mềm bảo vệ của Bkav đã cập nhật hơn 620.000 mã độc mới xuất hiện, vượt xa số lượng 528.000 mã độc cả năm 2013. Đặc biệt, mỗi ngày có hơn 260.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí.

Đây là các đầu số thu phí 15.000 đồng/1 tin nhắn, tính ra mỗi ngày người sử dụng Việt Nam bị “móc túi” số tiền khổng lồ lên tới 3,9 tỷ đồng.

Bkav khuyến cáo, để phòng chống mã độc, người dùng tuyệt đối không cài phần mềm từ nguồn không rõ ràng, đồng thời cẩn trọng khi kết nối điện thoại của mình với một máy tính mà không chắc máy tính đó có sạch virus hay không.

Theo VOV

Read More

TELCO THU HỒI SIM 10 SỐ QUÁ DATE ?

Hàng triệu SIM quá thời hạn lưu hành sẽ bị thu hồi để tái sử dụng. Chính sách này sẽ hạn chế việc gây lãng phí tài nguyên kho số đồng thời đưa hàng loạt SIM 10 số vốn đang bị đầu cơ để tung lại ra thị trường đến được tay người sử dụng.


cho thue dau so, cho thue dau so tin nhan, dau so tin nhan cho thue
Cho đến thời điểm này hầu hết các mạng di động cho biết SIM 10 số đang trong tình trạng khan hiếm. Trong khi đó, tâm lí người sử dụng vẫn thích dùng SIM 10 số hơn là SIM 11 số. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ngoài việc SIM 10 số đã được khai thác từ lâu và có nhiều người sử dụng còn có nguyên nhân là những SIM 10 số này bị các đại lí lợi dụng tình trạng khan hiếm này để đầu cơ, đẩy giá lên cao kiếm lời. Nhiều đại lí SIM thẻ ở Hà Nội đã đẩy giá SIM 10 số lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần giá SIM thẻ mà nhà mạng công bố. Như vậy, những người tiêu dùng thực sự nếu có nhu cầu sử dụng SIM 10 số sẽ phải trả mức phí cao hơn giá của bộ SIM này.

Trước vấn đề này, cả 4 mạng di động là MobiFone, VinaPhone, Viettel và Vietnamobile đều đưa ra thời hạn thu hồi SIM trả trước lưu hành sau 2 năm không kích hoạt. Trước đó, năm 2011, VNPT đã đưa ra quy định về thời hạn lưu hành SIM trả trước áp dụng cho hai mạng di động của mình là MobiFone và VinaPhone. Cụ thể, SIM phát hành trước 00h00 ngày 1/8/2011, thời hạn sử dụng đến 24h00 ngày 31/12/2013. SIM của VinaPhone phát hành sau ngày 1/8/2011 có thời hạn sử dụng là ngày 31/12 của năm thứ hai liền sau năm phát hành. Đại diện Hanoi Telecom chia sẻ thêm “Chúng tôi đã ghi rõ thời hạn lưu hành trên sim bán ra về sẽ thu hồi về kho số. Năm 2012, chúng tôi đã thu hồi đợt 1 đối với sim/kit Vietnam Mobile, cuối năm 2013 tiếp tục thu hồi đợt 2.

Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó tổng Giám đốc MobiFone cho biết, theo quy định được MobiFone công bố từ năm 2011, những bộ hòa mạng được phát hành trước ngày 1/8/2011 nếu không được kích hoạt sẽ được thu hồi sau ngày 31/12/2013. MobiFone đã gia hạn đến hết 28/2/2014 mới thu hồi những bộ hòa mạng này. Những bộ hòa mạng của MobiFone đã phát hành từ 1/8/2011 tới 31/12/2011 đã có ghi thời hạn sử dụng trên vỏ bộ hòa mạng là tới 31/12/2013 và được thông báo đầy đủ cho các đại lí khi mua hàng.

Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ các đại lí và khách hàng, MobiFone ban hành chính sách cho phép chuyển đổi sang bộ hòa mạng khác. Cụ thể từ ngày 1/3/2014 tới 31/5/2014, các SIM này được quyền khai báo chuyển đổi sang bộ hòa mạng khác theo quy định của MobiFone và có thời hạn sử dụng tới 31/12/2014. MobiFone còn cho biết, từ 1/6/2014 sẽ thu hồi những bộ hòa mạng phát hành trước ngày 1/8/2011, nếu các bộ hòa mạng này không chuyển đổi theo quy định của MobiFone. Từ 1/1/2015, các bộ hòa mạng sau khi chuyển đổi, nếu vẫn chưa kích hoạt sử dụng sẽ được MobiFone thu hồi.

Như vậy, MobiFone sẽ kéo dài thời hạn thu hồi SIM để khách hàng và đại lí có thêm thời gian đăng kí SIM cũng như tiêu thụ những SIM tồn trên kênh phân phối. Với việc kéo dài thời hạn thu hồi này thì các đại lí và người dùng đã có khoảng thời gian từ 24 tháng tới 40 tháng kể từ ngày MobiFone thông báo chính sách để kích hoạt các bộ hòa mạng đã mua. Sau khi thu hồi số, các nhà mạng sẽ tái sử dụng để cung cấp cho khách hàng. Và với chính sách này khách hàng sẽ có nhiều cơ hội sở hữu số đẹp với giá hợp lí.

Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, số thuê bao là tài nguyên viễn thông và giao cho doanh nghiệp quản lí. Nhà mạng có quyền thu hồi số thuê bao này để tái sử dụng nếu quá thời hạn lưu hành nhưng không được kích hoạt."Nếu SIM không được đưa vào sử dụng sẽ gây thiệt hại cho nhà cung cấp dịch vụ, bởi trong thời gian khách hàng lưu trữ SIM thì nhà mạng vẫn phải trả các khoản phí cho Nhà nước như phí tần số, phí kho số cũng như lưu trữ trên hệ thống tổng tài và mạng lưới đã khai báo để sẵn sàng quản lí số SIM này. Trong khi đó, nhà mạng không thu được bất kì số tiền gì từ khách hàng bởi tài khoản chính của khách hàng vẫn còn đó và chưa được kích hoạt sử dụng" ông Nguyễn Xuân Trụ nói.

Theo thống kê của Cục Viễn thông năm 2013 thì có khoảng 6 triệu bộ SIM/kit phát hành trước ngày 1/1/2013 nhưng chưa được kích hoạt. Trong khi đó doanh nghiệp viễn thông luôn trong tình trạng “cháy” kho số trong khi đó có hàng triệu bộ SIM trả trước đã xuất bán cách đây nhiều năm nhưng chưa tới tay khách hàng, vẫn tồn đọng tại các đại lí điểm bán. Việc quy định thời hạn sử dụng đối với SIM trả trước chưa kích hoạt sẽ giúp nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên kho số và cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu hơn. Điều này cũng giúp giảm bớt tình trạng đầu cơ, giữ số và sẽ giải cơn khát SIM 10 số trên thị trường hiện nay khi mà nhà mạng sẽ đưa hàng triệu SIM quá thời hạn lưu hành về để tái sử dụng đưa ra thị trường.

Theo Dân Trí
Read More

TIN NHẮN NGHĨA TÌNH

Thu phí tin nhắn ủng hộ biển đảo, nhà mạng gây tai tiếng


Chỉ sau hơn một tháng phát động, hai chương trình ủng hộ biển đảo qua Cổng Nhân đạo quốc gia 1400 các nhà mạng đã thu được hàng trăm triệu đồng phí tin nhắn (300 đồng/tin). Điều này khiến dư luận không khỏi bất bình.



Với lợi nhuận hàng nghìn tỉ đồng, các doanh nghiệp viễn thông có thể cân nhắc tính cước tin nhắn ủng hộ biển đảo Ảnh: Hoàng Nam.


Hàng triệu tin nhắn nghĩa tình


Tại thời điểm hiện nay, có hai chiến dịch nhắn tin cùng hướng về biển Đông đang được triển khai đồng thời, đó là Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa“ (từ 11/4 - 10/6/2014) và Chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương” (từ 19/5 - 18/7/2014). Theo thông tin được cập nhật trên Cổng Nhân đạo quốc gia 1400, tính dến ngày 29/5, chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” (nhằm giúp đỡ gia đình thân nhân liệt sĩ Trường Sa, Hoàng Sa) đã nhận được 262.268 tin nhắn SMS (mỗi tin nhắn đóng góp 14.000 đồng), tổng giá trị hơn 3,67 tỉ đồng. Chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương” đã nhận được 744.854 tin nhắn SMS (mỗi tin nhắn đóng góp 18.000 đồng), tổng trị giá hơn 13 tỉ đồng. Như vậy, tổng số tiền đóng góp của dân đối với hai chương trình nói trên đến ngày 29/5 là hơn 16,67 tỉ đồng.
Về quy định mức thu 300 đồng/tin nhắn qua Cổng Nhân đạo Quốc gia 1400, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, phần tiền người dân đóng góp ủng hộ qua tin nhắn SMS sẽ chuyển trả nguyên vẹn cho các tổ chức đứng ra phát động quyên góp, còn về phía các doanh nghiệp viễn thông sẽ được thu đầy đủ cước SMS từ các tin nhắn ủng hộ theo giá cước được ban hành, đảm bảo doanh nghiệp có đủ chi phí hoạt động và có lợi nhuận một cách hợp lí.

Có thể nói, hiếm có chiến dịch nào nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ như hai chương trình hướng về biển Đông hiện nay, nhất là chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương”, người dân đã đóng góp hơn 13 tỉ đồng chỉ sau 14 ngày phát động. Bà Dương Bích Diệp - Giám đốc Cổng Nhân đạo quốc gia 1400 cho biết, trong tuần lễ thực hiện chiến dịch vừa qua, đã có rất nhiều thuê bao liên tục nhắn trên 100 tin nhắn, thậm chí trên 200 tin nhắn/số thuê bao, như đại diện một doanh nghiệp tư nhân ở Thủ Thừa, Long An đã nhắn tới 210 tin nhắn.
Mặc dù giá trị đóng góp của hơn 200 tin nhắn không phải quá lớn, chỉ gần 4 triệu đồng, song đáng ghi nhận, chủ thuê bao đã phải rất tâm huyết mới có thể dành thời gian, công sức để nhắn một lượng tin nhiều đến vậy! Cùng với nhiều hành động thiết thực khác trên nhiều mặt trận, từ chính trị, kinh tế, xã hội..., kết quả này càng thêm khẳng định, người dân cả nước đang đồng sức, đồng lòng vì chủ quyền dân tộc!
Nhà mạng đứng ngoài cuộc


Trong khi đó, theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông, với mỗi tin nhắn ủng hộ, nhà mạng sẽ thu phí 300 đồng. Như vậy, tổng mức phí các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động thu về từ cả hai chương trình đến ngày 29/5 là hơn 302 triệu đồng. Trong đó, mạng thông tin di động Viettel đang dẫn đầu về lượng ủng hộ: 382.674 tin nhắn, tương ứng số cước thu về hơn 114 triệu đồng; Tiếp đến là mạng VinaPhone 310.189 tin nhắn, doanh thu hơn 93 triệu đồng; Mạng MobiFone 306.265 tin nhắn, thu về gần 92 triệu đồng... Ngoài ra, các mạng như VNMobile, GTel đóng góp từ vài ba nghìn tin nhắn mỗi mạng.

Chị Đỗ Thu Thủy, một thuê bao của Viettel - người đã nhắn 10 tin cho cả hai chiến dịch băn khoăn, trong khi các khách hàng sẵn sàng ủng hộ thì nhà mạng vẫn thu phí 300 đồng/tin nhắn cho cảm giác họ đứng ngoài chương trình ý nghĩa này, thậm chí có điều kiện tăng doanh thu nhờ chương trình này.


Mang băn khoăn này trao đổi với đại diện Viettel, vị này thông tin ngắn gọn, Viettel thu phí tin nhắn theo đúng quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông. Cũng chung giải thích, mức thu 300 đồng/tin nhắn là theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông, ông Đoàn Xuân Hợp - Phó phòng Kinh doanh VinaPhone phân tích thêm, VinaPhone và các nhà cung cấp dịch vụ chỉ thu về 60% trên mức thu nói trên tương ứng 180 đồng/tin nhắn, 120 đồng còn lại (40%) là trích cho Cổng nhân đạo Quốc gia 1400. “Khoản thu 180 đồng/tin nhắn này không đủ bù đắp cho các chi phí vận hành, triển khai chương trình đó, như chiết khấu cho đại lý; Thu cước, chi phí bán hàng... Thực tế, với mỗi tin nhắn của chương trình, chúng tôi còn phải bù xấp xỉ 1.000 đồng”, ông Hợp nói. Phó Tổng giám đốc MobiFone Nguyễn Đình Chiến cũng có lí giải tương tự.

“Việc thu phí tin nhắn của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động là đúng theo quy định. Song với mức lợi nhuận từ vài nghìn tỉ đồng đến vài chục nghìn tỉ đồng mỗi năm, các nhà mạng nên cân nhắc việc thu cước tin nhắn với chương trình có ý nghĩa như hướng về biển đảo hiện nay”, chị Thủy nêu quan điểm.

Theo Giao Thông Vận Tải

Read More

CẢ NƯỚC HƯỚNG VỀ BIỂN ĐÔNG


Mấy ngày nay, các em gửi tin nhắn điện thoại và facebook hỏi thầy về vụ giàn khoan trái phép của Trung Quốc và đòi “thế hệ trẻ phải có hành động trước vận mệnh tổ quốc”, phải “xuống đường”…


Mà nghĩ, bọn Trung Quốc này canh thời điểm rất “chuẩn”. Chúng nó chiếm Hoàng Sa năm 1974 khi Kissinger đã gật đầu, Hải quân VNCH hy sinh 74 chiến sĩ mà không đủ sức bảo vệ. Chúng nó chiếm đảo Gạc Ma – Trường Sa năm 1988, bắn chết 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân ta, khi chúng ta đang làm Quốc tang đồng chí Phạm Hùng. Và chúng nó kéo cái của nợ 1 tỷ đô la đó xuống Biển Đông khi cả nước chúng ta đang trong kỳ nghỉ lễ Thống nhất và kỷ niệm Điện Biên Phủ.
Nhưng các em ạ, muốn bảo vệ bờ cõi, nhất thiết phải có một trái tim thật nóng và một cái đầu cực lạnh.
Dáng hình đất nước chúng ta oằn mình cong như một đòn gánh, gánh toàn bộ sức nặng của cả lục địa Trung Hoa đè lên toàn cõi Đông Nam Á, ngăn cản sự bành trướng và đồng hóa xuống phía Nam của tư tưởng khát máu, thôn tính vốn dĩ đã ăn vào xương tủy của cái dân tộc phía Bắc đó rồi.
4000 ngàn năm nay, cha ông chúng ta đã làm được, ắt có lý do.
Lý do đó, theo lời của cụ Nguyễn Trãi, là chúng ta đã: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Chúng ta luôn khéo léo, mềm bên rắn, nhu bên cương.
Các em nghĩ mà xem, chúng ta đâu thể hành xử trái Công ước Luật Biển Quốc tế 1982, trái quy chuẩn thế giới. Cái giàn khoan của nó là di động, coi như là một con tàu, mà theo Công ước 1982, nó (và kể cả tàu chiến của có) vẫn có quyền đi vào vùng đặc quyền kinh tế – EEZ của bất kỳ nước nào. Đó là tự do hàng hải, tự do hàng không. Chừng nào nó chưa cắm mũi khoan xuống thềm lục địa, thì chừng đó chúng ta chưa thể động đến vũ lực.
Chưa hết, hạm đội tàu chiến của nó đang có mặt 2 chiếc tàu hộ vệ, chưa hề khai hỏa. Còn tàu Hải cảnh, Hải giám của nó là tàu bán vũ trang, chỉ có súng máy. Thì ta cũng có súng máy, tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư của ta vẫn sẵn sàng nhả đạn 37 ly, 14,5 ly nếu như có biến, nếu như chúng nó động đến vũ lực. Còn chuyện dùng vòi rồng, đâm húc, là chuyện bình thường, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn đấu vòi rồng hoài ở Senkaku đó thôi. Nó chưa dùng đến Hải quân, chưa xung đột vũ trang, thì chúng ta cũng không được phép dùng. Đó là luật quốc tế, và Trung Quốc cũng phải tuân thủ.
Nếu ta khai hỏa trước là ta mắc lừa nó, tức là ta sai, cộng đồng quốc tế sẽ trừng phạt chính chúng ta. Chúng nó sai, thì không có nghĩa là chúng ta được quyền sai như nó. Lấy cái sai này đè lên cái sai khác, đó là “ngụy biện hai sai thành một đúng”.
Thầy dạy tụi em trong môn Critical thinking hoài mà, tụi em không nhớ sao?
Tụi em yên tâm, về chuyện gì các em chê lãnh đạo nước mình tầm nhìn kém thầy không biết, nhưng về chuyện quân sự, quốc phòng, các lãnh đạo chúng ta là những “thiên tài” đấy. Thầy không “nâng bi” ai đâu nhé. Tính thầy thẳng thắn tụi em biết mà.
Chắc chắn các vị đã có chiến lược và kế hoạch “từ rất lâu”. Các em thấy không, như trên hình mà báo chí đưa, mặc dù tàu Kiểm ngư của ta nhỏ bé, tàu Cảnh sát biển của ta không to lớn nhưng vẫn kiên trì bám trụ trận địa, đấu vòi rồng với “lũ chó hoang”, chỉ là màn đấu vòi rồng thôi, “khởi động” thôi các em ạ. Còn chuyện đâm, húc nhau, đó là chuyện hàng ngày, cơm bữa từ suốt mấy chục năm nay, các em không biết đấy thôi.
Ta cũng khéo léo lắm chứ, họp báo, chỉ trưng hình tàu nó đụng tàu ta, còn hình ảnh tàu ta đâm rách tàu của nó, ta đâu có trưng, đó là ta phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn, các cơ quan báo chí thế giới em ạ. Đó là “lợi thế so sánh” của chúng ta. Tụi em hiểu ý thầy mà
Ngay khi thầy đang viết những dòng này, các chiến sĩ Cảnh sát biển, Kiểm Ngư vẫn đang kiên cường “khởi động” với lũ ngoại xâm, một tấc không đi, một ly không dời. Anh bạn của thầy đang đóng trên tàu Cảnh sát biển 4032 ở Vũng Tàu nói rằng sẵn sàng chi viện ra miền Trung 24/24.
Chưa kể vị trí “khởi động” này hoàn toàn nằm trong tầm tác chiến của chiến đấu cơ Su-30, Su-22, tên lửa bờ Bastion, Termit, chiến hạm Gepard, tàu ngầm Kilo,… sẵn sàng nhả đạn bất cứ khi nào có biến, nếu chúng nó dám dùng đến vũ khí. Chúng ta mua vũ khi đâu phải để làm cảnh, chiến sĩ chúng ta được rèn luyện ngày đêm đâu phải để ngồi chơi. Đúng không các em.
Hãy nhớ lời dạy của Đức Nguyễn Trãi, nhớ lấy kinh nghiệm 4000 năm của cha ông ta. Và hãy vững tin vào các chiến sĩ với lá quốc kỳ đỏ thắm bên ngực trái.
Ngày mà lũ cướp nước, cướp biển cuốn gói ra khỏi bờ cõi, ngày đó nhanh đến thôi, thầy sẽ mở sâm banh ăn mừng tổ quốc cùng các em nhé…
“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”

(ST)

Read More

TIN NHAN CHUC MUNG NGAY TET


Việc gửi tin nhắn chúc mừng lẫn nhau trong những ngày Tết đôi khi cũng cần sự tinh tế đấy bạn ạ!

Trong nhiều ngày lễ như ngày Giáng sinh, Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán..., với phần lớn người dùng điện thoại di động, nhất là các bạn trẻ thì đây là dịp họ nhận được khá nhiều các tin nhắn có nội dung giống hệt hoặc na ná nhau. Và cũng khá dễ dàng để nhận ra rằng những tin nhắn đó được gửi cho nhiều người. Đó thường là những hình ảnh rất đẹp mắt, những lời chúc hay ho nhưng đôi khi lại không phù hợp với người nhận tin.

Lý giải của người gửi tin


Đa số họ muốn gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đối với mọi người vào các ngày lễ quan trọng, nhưng vì không có nhiều thời gian và cũng chẳng - biết - chúc - gì, nên họ chọn đại 1 tin nhắn hay hay mà mới sưu tập được cũng là vừa được người khác gửi cho mình để gửi cho tất cả địa chỉ liên lạc thuộc danh sách bạn bè trong điện thoại của mình.


“Mình gửi những tin nhắn spam chúc lễ, Tết từ khi mới sử dụng điện thoại, và cho đến tận bây giờ vẫn duy trì. Với những người thật sự thân thiết thì mình sẽ chúc riêng những tin nhắn khác nhau. Còn với mối quan hệ xã giao, vì mình không có nhiều thời gian và cũng không thực sự thân thiết với họ nên mình gửi những tin spam, chỉ để giữ mối quan hệ thôi. Dù những tin nhắn spam đó không làm mình thân thiết hơn với họ, nhưng chí ít mình muốn cho họ hiểu rằng, mình vẫn nhớ đến họ trong những dịp Lễ Tết này” - Huy Thanh (21 tuổi) chia sẻ.








“Mình có gửi những tin nhắn spam nhưng chỉ chúc Tết, lúc thừa tin nhắn hoặc rảnh rỗi thì mới gửi thôi. Thực ra mình không nghĩ là họ sẽ đọc hết tin nhắn của mình, nhưng mà gửi cho có lệ vì người ta cũng gửi cho mình như vậy mà.” - Kim Hằng (21 tuổi) nói.


“Tớ đã từng gửi tin nhắn spam cho tất cả mọi người vào những dịp Lễ Tết, nhưng có vẻ những người nhận được, họ cũng chẳng mặn mà gì với tin nhắn của tớ nên tớ không spam nhiều nữa.” – Tuấn Minh (22 tuổi) nói.


Người nhận được tin nhắn nói gì?


Trong những thời kỳ đầu, những tin nhắn kiểu này được đón nhận khá nhiều trong giới trẻ. Việc gửi tin nhắn được xem là một hành động thể hiện tình cảm, sự quan tâm của mọi người với nhau.


“Vào những dịp như lễ Giáng sinh, 8/3, 20/10, hay Tết Nguyên Đán, mình rất vui vì nhận được rất nhiều tin nhắn của bạn bè, đây cũng là dịp để mọi người liên lạc với nhau, quan tâm nhau nhiều hơn.” Xuân Thanh (19 tuổi) cho biết.


Tuy nhiên, càng về sau này, những tin nhắn spam càng trở nên nhạt nhẽo, vô vị và gần như chẳng còn mang nhiều ý nghĩa nữa với cả người nhận và người gửi. Do tin nhắn này được gửi cho cả danh sách, nhiều người nhận không tìm thấy được bản thân họ trong những tin nhắn đó và nghĩ đơn giản rằng họ chúc ai khác, chứ không phải chúc mình, và phần nhiều chúng đều khá giống nhau về cả nội dung và hình thức nên nhiều người dùng điện thoại di động đang từ chối đọc những tin nhắn kiểu này.



“Trong những dịp lễ, Tết, mình nhận được khá nhiều các tin nhắn spam và thường không nhắn lại. Mình nghĩ rằng người ta không chủ đích nhắn cho mình mà cho đồng loạt người nên cảm thấy người ta không mong chờ mình "phải" nhắn lại. Mình nghĩ thế. Nên cảm thấy mình không cần thiết phải nhắn lại.” - An Trang (21 tuổi) chia sẻ.


Còn bạn Kim Hoa thì cho biết: “Khi nhận được những tin nhắn như vậy, mình cảm thấy không được tôn trọng.”


Phần lớn các bạn trẻ khi được hỏi đều không mấy mặn mà với những tin nhắn spam, vậy nên việc đọc hay là hồi âm lại những tin nhắn này ngày càng trở nên khó khăn. Ngọc Anh (21 tuổi) nói: “Mình thường là không đọc, vì cũng biết quá rõ về phần nội dung, nếu có thời gian mình sẽ gửi lời cảm ơn, hoặc nếu bận thì mình sẽ không hồi âm gì cả, có vẻ như người gửi cũng không chờ đợi gì hồi âm.”


“Với những tin nhắn spam mình có thể không hồi âm, nhưng với những tin nhắn riêng cho mình, thì nhất định mình sẽ nhắn lại, đơn giản vì mình cảm thấy họ thực sự quan tâm đến mình.” Thu Uyên (22 tuổi) chia sẻ.


Và nhiều hệ lụy liên quan đến tin nhắn spam


Sự phát triển mạnh của tin nhắn spam trong dịp lễ, Tết đã dẫn đến nhiều hệ lụy. Khôi (22 tuổi) vẫn còn nhớ vào dịp 20/10 năm ngoái, cậu nhắn tin chúc mừng bạn gái bằng 1 tin nhắn gửi tất cả con gái trong list, kết quả là bạn gái cậu giận và không nói chuyện với Khôi trong mấy ngày liền.


Sự bất cẩn trong những tin nhắn spam cũng gây ra hậu quả khi những tin nhắn ấy bị gửi nhầm đến thầy cô giáo, hoặc bố mẹ nhưng trong nội dung lại có từ “em” hoặc “anh”.


Theo Kenh 14.vn


cho thue dau so, cho thue dau so tin nhan, dau so tin nhan cho thue
Read More

HSSV chung tay nhan tin vi bien dao Que huong

Hàng ngàn sinh viên nhắn tin chung sức vì biển đảo

TT - Sáng 28-5, gần 5.000 sinh viên và cán bộ, giảng viên Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn (Q.12, TP.HCM) đã cùng hưởng ứng lời kêu gọi “Góp một lời trong triệu lời của dân tộc khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”, đồng loạt gửi tin nhắn đến tổng đài 1409 tham gia chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương”.


Tiến sĩ Vũ Khắc Chương - hiệu trưởng nhà trường - cho rằng đây là thời điểm phải khơi gợi tinh thần yêu nước, ý thức chủ quyền và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong lòng người trẻ.

Nói chuyện với sinh viên về tình hình biển Đông, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã chia sẻ: “Điều mà thế hệ trẻ cần là rèn luyện kỹ năng sống yêu nước, không chỉ trong lời nói, thái độ mà phải có hành động cụ thể, bắt đầu từ những điều tưởng vụn vặt như không xả rác, xếp hàng trật tự... để xây dựng Việt Nam hùng cường”.

VŨ THỦY

Theo tuoitre.vn

cho thue dau so, dau so tin nhan cho thue, cho thue dau so tin nhan,
Read More

Telco bu lo cho tin nhan ung ho nhan dao

cho thue dau so, cho thue dau so tin nhan, dau so tin nhan cho thue
Nhà mạng bù lỗ cho tin nhắn ủng hộ gửi tới Cổng nhân đạo quốc gia 1400

ICTnews - Bộ TT&TT cho phép nhà mạng thu cước nhắn tin 300 đồng/SMS gửi tới Cổng 1400 để đảm bảo lấy thu bù chi, nhưng trên thực tế dù được thu khoản cước này nhà mạng đang phải bù lỗ cho hoạt động này.


Bộ TT&TT cho phép nhà mạng thu cước nhắn tin 300 đồng/SMS gửi tới Cổng 1400 để đảm bảo lấy thu bù chi, nhưng trên thực tế nhà mạng đang phải bù lỗ cho hoạt động này. Ảnh: B.D


Bộ TT&TT cho phép nhà mạng thu cước nhắn tin 300 đồng/SMS gửi tới Cổng 1400 để đảm bảo lấy thu bù chi, trên nguyên tắc phi lợi nhuận không nhằm mục đích kinh doanh. Trong 300 đồng/sms thu cước tin nhắn thì VTC được hưởng 120 đồng và nhà mạng sẽ thu về 280 đồng.

Nhưng trên thực tế nhà mạng đang phải bù lỗ cho hoạt động này. Ông Phạm Đức Long, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, nhà mạng có chính sách trả 6% cho đại lý bán thẻ trả trước, do đó nếu thuê bao trả trước nạp tài khoản 100.000 đồng thì thực tế nhà mạng chỉ thu được 94.000 đồng. Nhưng khi thuê bao nhắn tin ủng hộ thì nhà mạng phải chuyển trả đầy đủ cho Cổng 1400 theo giá trị nhắn tin.

Như vậy với 1 tin nhắn ủng hộ 18.000 đồng đến cổng 1400, nhà mạng thu 300 đồng tiền cước nhưng lại phải trả tới 1.080 đồng cho đại lý phân phối, nhà mạng vẫn phải chịu lỗ 808 đồng cho mỗi tin nhắn. Chưa kể chi phí vận hành, khấu hao, nhân lực nhà mạng cũng đang tự chịu. Trên thực tế, nếu số lượng nhắn tin ủng hộ càng nhiều thì nhà mạng càng lỗ nặng. Theo ông Long, tổng số tiền ủng hộ tới Cổng 1400 của các thuê bao VinaPhone trong mấy năm qua khoảng hơn 30 tỷ đồng, như vậy nhà mạng đã phải chịu lỗ khoản chiết khấu cho đại lý lên tới 1,8 tỷ đồng.

Không chỉ chịu lỗ trực tiếp, nhà mạng còn bị gián tiếp bị giảm doanh thu. Theo đại diện của Viettel, từ khi triển khai Cổng 1400, Viettel có làm một khảo sát đánh giá về hành vi chi tiêu và tiêu dùng của khách hàng. Kết quả cho thấy, trong thời gian triển khai các đợt phát động ủng hộ qua Cổng 1400 đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của nhà mạng. Bởi nhiều khách hàng khi nhắn tin ủng hộ họ sẽ tiết kiệm sử dụng dịch vụ viễn thông ít hơn. Ví dụ, một khách hàng chi tiêu khoảng 50.000 đồng hoặc 100.000 đồng cho dịch vụ di động, nếu họ nhắn tin ủng hộ thì số tiền chi cho dịch vụ viễn thông giảm đi đáng kể. Đại diện Viettel cũng cho biết, số tiền cước 300 đồng/SMS không thể đủ bù chi.

Minh Quyên

Theo Ictnews
 http://ictnews.vn
Read More

Telco chặn Đầu số 19006759


ICTnews – Theo thông tin từ Thanh tra Bộ TT&TT, tổng đài có hành vi lừa đảo người dùng điện thoại di động và thu lợi bất chính 19006759 hiện đã bị cắt cung cấp dịch vụ.





Tin nhắn lừa đảo của tổng đài 19006759.


Như thông tin ICTnews đã đưa, sáng ngày 21/5, anh Xuân Hoàng (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ nhận được tin nhắn SMS gửi từ số điện thoại 01245141388 với nội dung: “Cần mua gấp trong ngày thuê bao 091XXX của bạn với giá 2,5 triệu, vui lòng gọi 19006759 để được hướng dẫn giao dịch và gặp khách hàng cần mua”.

Bất ngờ thấy số điện thoại di động được hỏi mua tới 2,5 triệu đồng, cả tin, anh Hoàng đã lập tức gọi lại. Tuy nhiên, thay vì gặp được khách hàng cần mua như nội dung tin nhắn lừa đảo, tài khoản chính của điện thoại anh Hoàng đã bị trừ tới 15.000 đồng chỉ cho vài giây… nghe nhạc từ tổng đài 19006759.

Ngay sau khi ICTnews đăng thông tin phản ánh, trong tuần qua, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã làm việc với FPT Telecom để tiến hành cắt dịch vụ đầu số này.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đang xem xét mức xử lý đối với doanh nghiệp thuê lại tổng đài 19006759 từ FPT để thực hiện hành vi lừa đảo nêu trên.

Clip minh hoạ tổng đài 19006759 đã bị cắt dịch vụ:



Phan Minh

Theo http://ictnews.vn




cho thue dau so, cho thue dau so tin nhan, dau so tin nhan cho thue
Read More

VN đứng 12 về nạn spam


Nghiên cứu của hãng bảo mật Symantec cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 12 trên thế giới về các hoạt động tấn công mạng, tăng tới 9 bậc so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự "tăng hạng" ngoài ý muốn này là Internet phát triển quá nhanh tại VN nhưng người dùng lại chưa có ý thức cảnh giác trước các nguy cơ, hiểm họa rình rập, khiến cho máy tính hoặc thậm chí là cả hệ thống bị hacker tiếm quyền.





Cụ thể, Việt Nam xếp hạng 6 thế giới về số lượng mã độc phát tán, tăng từ hạng 10 năm ngoái lên hạng 7 về phát tán thư rác, "nhảy" một mạch 25 bậc lên hạng 14 về số lượng các mạng máy tính botnet (thuật ngữ chỉ mạng lưới những máy tính thây ma "zombie" đã bị hacker đoạt quyền kiểm soát và huy động vào các chiến dịch tấn công như tấn công từ chối dịch vụ...). Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành quốc gia phát sinh các cuộc tấn công mạng nhiều thứ 6 thế giới (thay vì vị trí số 23 của một năm trước).

Báo cáo "Internet Security Threat Report 2014" vừa được Symantec công bố cũng tiết lộ, ba ngành bị tấn công nhiều nhất tại VN là khối tài chính, tập trung vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng, khối dịch vụ chuyên ngành như kiểm toán, kế toán và khối sản xuất. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với quy mô nhân viên dưới 250 người bị tấn công là chủ yếu.

Thư rác vẫn tiếp tục là một vấn nạn tại VN khi chiếm tới 61.8% tổng lưu lượng email. Những ngành gặp phải thư rác, thư lừa đảo nhiều nhất chính là tài chính, khi trung bình cứ 1000 email gửi đi lại có 1 email dụ dỗ người dùng. Tiếp đến là các ngành sản xuất, vận chuyển/tiện ích, khai khoáng/dầu mỏ.

"Đối với tội phạm mạng, kỳ hạn thanh toán lương của doanh nghiệp là miếng mồi béo bở để chúng tiến hành các cuộc tấn công. Do vậy, người dùng cần hết sức cảnh giác và nên thiết lập những mật khẩu có độ an toàn cao trong các giao dịch trực tuyến", ông Raymond Goh, Giám đốc khu vực của Symantec khuyến nghị.

Hàng loạt nguy cơ mới

Báo cáo "Internet Security Threat Report 2014" cũng vẽ ra bức tranh toàn cầu khá đáng ngại về bảo mật, với hàng loạt nguy cơ mới xuất hiện và ngày một phổ biến. Số lượng lỗ hổng zero-day được phát hiện trong năm 2013 được khẳng định là nhiều nhất từ trước tới nay, tạo điều kiện cho tội phạm mạng tiến hành những chiến dịch tấn công kiểu mới, cực kỳ tinh vi và nguy hiểm bội phần so với trước đây.

Thay vì thực hiện những cuộc tấn công nhanh và thu lời nhỏ giọt, chúng cho thấy mình sẵn sàng ủ mưu trong nhiều tháng, rình thời điểm sơ hở nhất của doanh nghiệp để tấn hành các cuộc tổng tấn công. Điển hình cho kiểu tấn công này chính là các vụ rò rỉ dữ liệu lớn (mega Data Breach), khi ước tính riêng năm 2013 đã có tới 552 triệu thông tin danh tính người dùng bị lọt vào tay hacker.

Một nguy cơ đặc biệt nữa trong thời gian tới chính là phần mềm tống tiền (ransomware). Ransomware đã tăng vọt về số lượng trong thời gian gần đây (năm 2013 tăng tới 500% so với năm 2012) do mang lại lợi nhuận rất cao cho những kẻ tấn công. Giai đoạn tiến hóa mới của hình thức tấn công này sẽ là phần mềm ransomcrypt, với chức năng mã hóa tập tin quan trọng của người dùng để đòi tiền chuộc nếu họ muốn mở tệp tin.

Cuối cùng, các trò lừa đảo trên mạng xã hội vẫn rất phổ biến. Có tới 12% số người dùng mạng xã hội cho biết họ đã bị hack tài khoản. Thủ phạm sẽ giả danh những người này chat với bạn bè của họ để nhờ nạp thẻ điện thoại, chuyển tiền, trả nợ....

Trước đó, Báo cáo An toàn An ninh mạng số 16 của Microsoft cũng tiết lộ, 3 nguy cơ lừa đảo cao nhất ở Việt Nam trong Quý 4 năm 2013 là Rotbrow, Wysotot và Obfuscator. Tội phạm lừa nạn nhân bằng thủ đoạn tải tệp đính kèm các mã độc trong các nội dung hợp pháp như phần mềm, âm nhạc, tệp video.. mà nạn nhân tìm thấy trên mạng. Những tệp tải về này được xác định là nguy cơ hàng đầu tại 95% trong 110 quốc gia và khu vực mà Microsoft kiểm tra dữ liệu.

Để đối phó với nguy cơ mạng ngày càng gia tăng, các chuyên gia bảo mật đề xuất khách hàng nên có một vài hành động tự bảo vệ, bao gồm: Sử dụng phần mềm phiên bản mới hơn ngay khi có thể và luôn cài các bản cập nhật; Chỉ tải tệp dữ liệu về từ các nguồn đáng tin cậy; Chạy các trình diệt virus và luôn sao lưu tập tin.

Trọng Cầm
 Theo Baomoi.com
cho thue dau so tin nhan, dau so tin nhan cho thue, cho thue dau so
Read More

Đe doạn bằng tin nhắn sms


(SVVN)Nạn spam tin nhắn qua Yahoo Messenger vốn đã gây nhiều bức xúc cho người sử dụng. Thoát khỏi thế giới mạng, nhiều bạn trẻ lại phải tiếp tục đối mặt với nguy cơ: Hàng loạt những tin nhắn được spam trên điện thoại đi động.

“Thần tình yêu sẽ mang đến 1 yêu, 2 thích, 3 thương, 4 nhớ, 5 tha thứ, 6 bao dung, 7 thủy chung, 8 hạnh phúc, 9 tốt đẹp và thần tình yêu sẽ phù hộ cho bạn. Nếu bạn gửi tin nhắn này cho 10 người bạn của bạn, sau 10 ngày may mắn sẽ đến với bạn. Nếu bạn không gửi hoặc xóa thì suốt đời bạn không tìm được tình yêu chân chính (lời nguyền sẽ bắt đầu khi bạn đọc tin nhắn này)” – Đó là một trong số hàng chục những tin nhắn điện thoại tôi bị spam. Không chỉ vào những dịp lễ tết, tôi còn nhận được vô số những tin nhắn dạng này vào các ngày bình thường trong khi nội dung tin nhắn luôn chỉ rõ đó là những ngày “đặc biệt”: Hôm nay là ngày Quan âm ra đời, Ngày tình bạn, Ngày tình yêu…

Khi gọi điện cho người bạn vừa send tin nhắn này, tôi chỉ nhận được câu trả lời: “Tớ cũng không biết đâu, tại bọn bạn nó gửi cho tớ, tớ sợ bị này nọ cũng gửi đi thôi.” Một số người còn mừng thầm và không quên dặn dò tôi: “Tớ gửi tin nhắn này cho cậu là người thứ 10 rồi đấy. May quá! Cậu đừng gửi lại cho tớ nữa nha”.

Nếu các tin nhắn được spam trên Yahoo Messenger có nội dung khơi gợi tình thương của người nhận bằng thông tin: Có một người vừa bị tai nạn, một em bé mới sinh ra đã mắc bệnh nặng… thì tin nhắn được spam trên điện thoại lại có nội dung kỷ niệm một ngày lễ “đặc biệt” gì đó kèm theo lời đe dọa: Nếu không gửi hoặc xóa đi thì chủ nhân, thậm chí những người thân cũng sẽ gặp nguy hiểm. Mục đích là rủ rê người dùng điện thoại tiếp tục spam tin nhắn đó cho bạn bè.

Không chỉ các bạn nữ dễ bị những câu chữ mê tín làm cho lo sợ mà rất nhiều bạn nam cũng lo lắng về sự an toàn của người thân nên dù không tin lắm vẫn tiếp tục gửi đi cho đủ số lượng bạn bè mà tin nhắn yêu cầu. Do vậy, không ít những tin nhắn spam mà người sử dụng nhận được từ bạn bè còn có cả lời chú thích phía dưới: “Tao/tớ cũng không tin lắm đâu nhưng cứ gửi đi cho an toàn”.

Bức xúc khi bị mang ra làm trò

Ngoài những tin nhắn chỉ mang tính chất dọa dẫm chung chung, một số tin nhắn còn có đầy đủ cả số điện thoại liên lạc của người được coi là nạn nhân để củng cố thêm niềm tin: “01655263834 đây là số điện thoại của một người con gái bị tai nạn chết oan. Hiện số điện thoại này vẫn liên lạc được. Khi chôn cất, điện thoại và sim được chôn cùng. Ai xóa tin nhắn này thì trong một ngày, người mà bạn yêu quý nhất sẽ ra đi mãi mãi. Nếu gửi tin nhắn này đến 10 người bạn khác thì người yêu sẽ luôn ở bên bạn. Nếu gửi cho 20 người bạn, sau 15 phút hạnh phúc sẽ đến tìm bạn. Nếu không gửi hạnh phúc của bạn là số 0”.

Sau khi nhận được tin nhắn này, tôi đã liên lạc với số điện thoại nói trên. Và người bắt máy là một bạn trai tên Nhân (17 tuổi) đang học ở TP. Hồ Chí Minh. Trò chuyện với Nhân, cậu không tỏ ra bất ngờ vì: “Từ hôm qua mình đã bắt đầu nhận những cuộc điện thoại lạ và bản thân mình cũng bị 2 bạn khác spam chính tin nhắn này?”.

Điều Nhân bất ngờ nhất là tốc độ spam tin nhắn này nhanh tới mức chóng mặt. Nhân bức xúc: Mình cũng không hiểu tại sao số điện thoại của mình lại được mang ra phục vụ cho trò đùa “quái ác” này. Nhân cũng không thể lý giải nổi về nguồn gốc của tin nhắn.

Chỉ cần tinh ý một chút bạn sẽ nhận ra việc spam tin nhắn điện thoại là một trò đùa vô bổ. Chẳng có cơ sở đáng tin cậy nào cho lời đe dọa đầy “kỳ bí” của các tin nhắn ấy. Khi nhận được những tin nhắn như vậy, bạn hãy nhanh tay Delete nó và nhắn tin lại cảnh báo cho những người bạn của mình. Đừng biến mình thành nạn nhân rồi vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho những trò đùa ấu trĩ.

Bạn Hoàng Thị Phương (khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

"Mình cũng rất hay bị spam tin nhắn trên điện thoại di động. Lúc mới dùng điện thoại khi nhận được những tin nhắn ấy mình thấy lo lo nhưng cũng chưa bao giờ gửi thêm cho bất kỳ ai cả. Về sau bị spam nhiều quá nên thành quen, đọc chưa xong là Delete luôn. Mình thấy những tin nhắn này chủ yếu đánh vào tình cảm của mình dành cho người thân hoặc chỉ là đánh vào sự ngờ nghệch của người sử dụng. Do vậy, nó chỉ là trò đùa đáng ghét. Khi nhận được những tin nhắn như thế thì bạn nên xóa ngay và đừng bao giờ nhắn thêm cho bất kỳ ai trong danh bạ."

Bạn Nguyễn Thị Vui (khoa Kế toán, trường ĐH Lao động - Xã hội):

"Mình thỉnh thoảng mới nhận được những tin nhắn spam như vậy. Đầu tiên mình nghĩ bạn bè muốn thể hiện sự quan tâm nhưng sau đó mình thấy việc này đúng là mất công sức, tiền bạc. Không chỉ thế những lời đe dọa còn khiến bạn bè thêm lo sợ. Mình cũng không hiểu những người “sáng lập” ra các tin nhắn này có phải nhằm mục đích tăng doanh thu của các nhà mạng hay không?"

Đinh Thùy

Theo Baomoi.com


cho thue dau so tin nhan, dau so tin nhan cho thue, cho thue dau so
Read More

Chặn tin nhắn spam



Hiện nay, tình trạng quấy rối “spam” tin nhắn xảy ra khá phổ biến gây nên sự khó chịu cho bất cứ ai là nạn nhân. Nếu bạn đang sử dụng điện thọai Symbian S60 cùng với phần mền Best SpamKiller thì “spam” sẽ không còn là điều đáng quan tâm nữa.


Best SpamKiller là gì?

Best SpamKiller là một phần mềm chống các tin nhắn không mong đợi một cách hiệu quả và an toàn. Phần mền sẽ chia nhỏ các tin nhắn đến, sau đó, kiểm tra và lọc các tin nhắn này xem có phải là tin nhắn rác không. Chương trình sẽ làm việc dựa trên một danh sách “đen” mà người sử dụng đặt ra. Với chế độ tự động xóa tin rác, bạn sẽ không bị làm phiền bởi các thông báo về các tin này như ở các phần mềm khác cùng loại.

Bạn chỉ cần thực hiện hai thao tác sau là có thể sửu dụng được :


Bước1: Khởi động

Sau khi cài đặt thành công, bạn bắt đầu thao tác với màn hình chính của phần mềm. Bạn chuyển sang ngăn bên phải là danh sách các tin nhắn đã tự động xóa và ngăn bên trái là màn hình chính (Filters). Màn hình chính bao gồm danh sách lọc. Chỉ có danh sách friends là được cài đặt mặc định.

Trong phần friends này, bạn đưa vào các số điện thoại của bạn bè mình và chương trình sẽ nhận ra những người này khi họ gọi điện đến. Bạn sẽ luôn nhận được chính xác tin nhắn từ những người bạn trong danh sách này. Sau khi cài đặt xong, bạn phải khởi động danh sách này.

Bước 2: Khởi tạo chế độ lọc mới

Bạn ấn add filter để tạo ra một chế độ lọc mới. Có 2 loại bạn có thể chọn:

Correspondent filter: Bạn xác định các số điện thoại hay “spam”. Phần mềm sẽ tự động khóa các tin nhắn này khi chúng được gửi đến. Trong chế độ lọc này, bạn có thể đưa vào thành phần từ danh bạ, nhóm danh bạ, các cá nhân hoặc số điện thoại tùy ý.

Text filter: Đây là chức năng tìm kiếm các tin nhắn có khả năng “spam” nhất. Bạn sẽ xác định các từ ngữ mà bạn cho là “spam”vào ô văn bản và phần mềm sẽ tìm kiếm các từ ngữ này trong tất cả các tin nhắn đến. Khi tìm được các từ ngữ này, lập tức các tin nhắn đó sẽ bị khóa gợi ý cho bạn là bạn có thể đưavào này cá từ ngữ liên quan đến quảng cáo, rao vặt… Như vậy bạn sẽ tránh được nhiều tin nhắn làm mất thời gian của mình.

Hai dạng danh sách áp dụng kết hợp cho các chế độ lọc

Blacklist: Đây là danh sách mặc định. Nếu số điện thoại của người gửi tin được tìm thấy trong phần Correspondent filter hoặc tìm thấy một từ ngữ “spam” được xác định sẵn thì tin nhắn sẽ bị khóa.

Whitelist: Bạn sẽ thấy phần này thật tiện lợi bởi danh bạ trong danh sách này là những người sẽ được bạn chấp nhận nhận tin. Ngoài danh sách này ra thì tất cả tin nhắn đều bị chặn.

Note: Bạn phải bật cả danh sách friends lên trong khi chương trình họat động mặc dù danh sách này là mặc định.

Chỉ vậy thôi mọi vấn đề của bạn về tin nhắn “spam” sẽ đươc giải quyết.

Theo vnpt-hanoi.com.vn

Read More

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Vinaphone: SMS Plus


Giới thiệu 
SMS PLUS là một dịch vụ giá trị gia tăng cho SMS dành cho các khách hàng của VinaPhone với 3 tính năng chính:
- Chặn tin nhắn (SMS Blocking): Tính năng cho phép quý khách chặn tin nhắn theo ý muốn 
- Tự động trả lời tin nhắn (SMS Autoreply): tính năng cho phép quý khách thiết lập bản tin trả lời tự động theo ý muốn cho các nhóm bạn khác nhau theo thời gian quý khách muốn
- Chuyển tiếp tin nhắn (SMS Divert): Tính năng cho phép quý khách có thể divert tin nhắn cho 1 thuê bao khác theo ý muốn và quý khách sẽ không nhận bản tin đó thích…
Điều kiện sử dụng
- Sự đơn giản trong việc sử dụng dịch vụ là ưu điểm của SMS PLUS, quý khách có thể sử dụng dịch vụ theo ý muốn nếu là 1 thuê bao của Vinaphone.
Gói dịch vụ và cách đăng ký
- Chặn tin nhắn (SMS Blocking): Qúy khách soạn tin CHAN SDT gửi tới 9335, trong đó SDT là số điện thoại mà quý khách muốn chặn tin nhắn 
- Tự động trả lời tin nhắn (SMS Autoreply): Qúy khách soạn tin DK TLTD gửi 9335 để đăng ký và soạn tin SAND “nội dung của tin trả lời” gửi 9335
- Divert tin nhắn (SMS Divert): Qúy khách soạn tin DK CT gửi 9335 để đăng ký dịch vụ, soạn tin THEM SDT gửi 9335 để đăng ký số điện thoại nhận tin nhắn chuyển tiếp…
Cách sử dụng:
- Chặn tin nhắn (SMS Blocking): Qúy khách  chỉ cần đơn giản soạn tin CHAN SDT gửi tới 9335, trong đó SDT là số điện thoại mà quý khách muốn chặn tin nhắn.
Các cú pháp khác để sử dụng tính năng chặn tin nhắn:

STT
Nội dungSoạn tinGửi tới
1 Đăng ký tính năng chặn tin nhắn (SMS Blocking)Cách 1: DK CHAN
Cách 2: CHAN SDT1 SDT2…
9335
2Đăng ký CHẶN số điện thoạiCHAN SDT1 SDT2…9335
3Đăng ký NHẬN số điện thoạiNHAN SDT1 SDT2…9335
4Xóa số điện thoại trong danh sáchHUYCHAN SDT9335
5Chuyển từ tính năng chặn sang tính năng nhậnCHUYEN 29335
6Xóa số điện thoại trong danh sách nhậnHUYNHAN SDT9335
7Chuyển từ tính năng NHẬN sang tính năng CHẶNCHUYEN 19335
8Xem danh sách chặn hiện tạiDSC9335
9Xem danh sách chặn hiện tạiDSN9335
10Xem đang kích hoạt trạng thái nào (chặn hay nhận SMS)TT9335
11Xem danh sách các cú pháp tin nhắnTG9335
12Dừng tính năng SMS BLOCKING (chỉ tạm dừng không xóa profile)TAT9335
13 Kích hoạt trở lại tính năng SMS BLOCKINGBAT9335
14Hủy tính năngHUY CHAN9335
- Tự động trả lời tin nhắn (SMS Autoreply): Qúy khách soạn tin DK TLTD gửi 9335 để đăng ký và soạn tin ND “nội dung của tin trả lời” gửi 9335. Ngoài ra quý khách cũng có thể truy cập trang web http://smsplus.vinaphone.com.vn để đăng ký dịch vụ và thiết lập nội dung tin nhắn trả lời tự động.
+ Các cú pháp sử dụng tính năng Tự động trả lời tin nhắn:

STT
Nội dungSoạn tinGửi tới
1Đăng ký tính năngDK TLTD9335
2Cài đặt nội dung trả lời tự độngND Nội dung tin9335
3Tạm dừng tính năngTAT TLTD9335
4Kích hoạt tính năngBAT TLTD9335
5Hủy tính năngHUY TLTD9335

- Chuyển tiếp tin nhắn (SMS Divert): Qúy khách soạn tin DK CT gửi 9335 để đăng ký dịch vụ, soạn tin THEM SDT gửi 9335 để đăng ký số điện thoại nhận tin nhắn chuyển tiếp. Ngoài ra quý khách có thể truy cập trang web http://smsplus.vinaphone.com.vnđể đăng ký dịch vụ và thiết lập số điện thoại nhận tin nhắn chuyển tiếp. 
+Các cú pháp sử dụng tính năng chuyển tiếp tin nhắn:

STT
Nội dungSoạn tinGửi tới
1 Đăng ký tính năngDK CT9335
2Cài đặt SĐT nhận tin nhắn chuyển tiếpTHEM SDT9335
3Tạm dừng tính năngTAT CT9335
4Kích hoạt tính năngBAT CT9335
5Hủy tính năngHUY CT9335


Theo Vinaphone


Read More
© blog SMS All rights reserved | Theme Designed by Seo Blogger Templates